BÚT TÍCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỬA BÀI QUỐC CA VIỆT NAM Bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa bản Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (bài hát Tiến quân ca) trước khi công bố tới toàn dân. Bác chỉ chỉnh một số chỗ (bao gồm cả lỗi chính tả) nhưng những chỗ chữa lại của Người khiến câu từ chính xác hơn, mang ý nghĩa hơn đẹp hơn và đáp ứng được yêu cầu của bài Quốc ca Việt Nam. Trước đó, Ban tuyển chọn Quốc ca đã trình lên Hội nghị quốc dân và Hồ Chủ tịch 3 bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh” của Đỗ Nhuận, “Diệt phátxít” của Nguyễn Đình Thi và “Tiến quân ca” của Văn Cao. Sau khi cân nhắc kỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Hội nghị quốc dân đã nhất trí lấy “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 2/9/1945, trong không khí tưng bừng của lễ Tuyên ngôn Độc lập, Quốc ca Việt Nam đã vang lên trong hàng triệu trái tim của con dân Việt Nam, báo hiệu một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh

BÚT TÍCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SỬA BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
Bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa bản Quốc ca nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (bài hát Tiến quân ca) trước khi công bố tới toàn dân.
Bác chỉ chỉnh một số chỗ (bao gồm cả lỗi chính tả) nhưng những chỗ chữa lại của Người khiến câu từ chính xác hơn, mang ý nghĩa hơn đẹp hơn và đáp ứng được yêu cầu của bài Quốc ca Việt Nam.
Trước đó, Ban tuyển chọn Quốc ca đã trình lên Hội nghị quốc dân và Hồ Chủ tịch 3 bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh” của Đỗ Nhuận, “Diệt phátxít” của Nguyễn Đình Thi và “Tiến quân ca” của Văn Cao. Sau khi cân nhắc kỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Hội nghị quốc dân đã nhất trí lấy “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 2/9/1945, trong không khí tưng bừng của lễ Tuyên ngôn Độc lập, Quốc ca Việt Nam đã vang lên trong hàng triệu trái tim của con dân Việt Nam, báo hiệu một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc.
Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Được tài trợ